top of page

Rắn ráo xanh Bạch Mã, loài mới ở miền Trung Việt Nam!

Ảnh: Rắn ráo xanh Bạch Mã, chụp bởi anh Hoàng Như Phương tại đỉnh Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế.

Trong hơn 100 năm qua, Giống rắn Ráo (Ptyas) có số loài dao động ở 13 và không có thêm loài mới nào được phát hiện và đặt tên. Số loài trong nhóm này có thể tăng, giảm từ việc tách hoặc nhập loài từ giống cũ sau khi được nghiên cứu kĩ về phân loại).


Tại đỉnh Bạch Mã, một nơi nổi tiếng ở Việt Nam không chỉ về vẻ đẹp hùng vĩ, là địa điểm tham quan du lịch mà còn cả các hoạt động chụp ảnh và quan sát động vật hoang dã, trong đó có các loài rắn.


Trong số những loài rắn được quan tâm ở Bạch mã, có một loài rắn ráo khá hiếm nhưng rất đẹp là rắn ráo xanh (Ptyas nigromarginata), với chiều dài ấn tượng lên tới gần 2 mét rưỡi.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy, sau khi phân tích lại các chỉ số hình thái và các yếu tố di truyền, những cá thể ở Bạch Mã (và cả tỉnh Kon Tum) lại không phải là rắn ráo xanh mà là một loài riêng biệt. Từ đó, một tên mới ra đời mang tên VQG Bạch Mã: Rắn ráo xanh Bạch mã (Ptyas bachmaensis).


Nhưng vậy, có hai loài "rắn ráo xanh" ở Việt Nam cùng sinh sống. Hai loài này dễ phân biệt nhất ở sọc trắng ở phần bên đuôi (rất rõ ràng ở rắn ráo xanh - Ptyas nigromarginata) và ngược lại, không có ở rắn ráo xanh Bạch Mã (Ptyas bachmaensis). Ngoài ra hai loài này hiện cũng đang có vùng sống tách biệt với loài rắn ráo xanh Bạch Mã phân bố từ Thừa Thiên-Huế trờ vào Kon Tum. Trong khi loài còn lại ở phía Bắc nước ta trở ra.


398 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page