top of page

Khảo sát Vi nhựa ở nòng nọc một số loài ếch nhái ở Thành phố Hồ Chí Minh!

Kết quả: đứa nào cũng nhựa đầy bụng!!!!

Trong ảnh: Nòng nọc của loài nhái bầu heymon đang ăn thức ăn ở tầng mặt!

"Vi nhựa đã và đang là vấn đề được chú ý trong giới khoa học nhưng các nghiên cứu về sự tồn tại của chúng trong các thủy vực nhỏ vẫn còn rất ít. Các thủy vực nhỏ là vùng sinh sống và phát triển của nhiều loài động vật, bao gồm cả động vật lưỡng cư, có nguy cơ ăn phải vi nhựa qua quá trình tiêu thụ thức ăn." Ma Hữu Hoàng Khôi và cộng sự 2022.

Một nghiên cứu gần đây từ nhóm tác giả thuộc Đại học KHTN Hồ Chí Minh trên nòng nọc của ba loài phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm Cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus), Ngóe (Fejervarya limnocharis), Ếch cây đầu to (Polypedates megacephalus) và Nhái bầu Hây-mon (Microyla heymonsi) từ các thủy vực nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kết quả cho thấy đa số mẫu vật phân tích (ống tiêu hóa của các cá thể nòng nọc) đều có sự hiện diện của vi nhựa (tới 78%). Trong đó thấp nhât ở loài nhái bầu heymon (hoạt động chủ yếu ở tầng mặt của thủy vực) trong khi đó những loài như ếch cây đầu to là loài có nhiều vi nhựa được phát hiện (nòng nọc nhóm này thường hoạt động ở tầng đáy của thủy vực).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 3 hình dạng và 8 màu sắc của vi nhựa. Những phát hiện trong khảo sát này cung cấp những bằng chứng và thông tin về sự tồn tại vi nhựa trong cơ thể của các loài lưỡng cư tại Việt Nam và có thể được sử dụng như sinh vật chỉ thị vi nhựa trong tương lai.


Chi tiết về công trình nghiên cứu thú vị này có thể xem toàn văn tại địa chỉ: https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.5.092-100

TLTK: Khôi, M.H.H., Bách, P.S. & Đào, .A. (2022) KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN VI NHỰA TRONG HỆ TIÊU HÓA CỦA NÒNG NỌC CÁC LOÀI Duttaphrynus melanostictus, Fejervarya limnocharis, Microyla heymonsi VÀ Polypedates megacephalus TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 92–100.

18 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Bạn có biết?

bottom of page