Những đánh giá về trình trạng bảo tồn loài (Danh lục đỏ thế giới IUCN) là một trong những đánh giá khách quan và có ý nghĩa bảo tồn quan trọng của một loài ở cấp độ toàn cầu.
Tại Việt Nam, công việc này luôn được tiến hành (có thể nói một cách thầm lặng) để xây dựng cấp độ bảo tồn và mang lại cơ hội cho loài được quan tâm bảo vệ nhiều hơn (mặc dù loài càng được quan tâm lại chính là là những loài dễ bị tổn thương nhất).
Cóc sừng Hoàng Liên (tên khoa học Megophrys hoanglienensis) được mô tả năm 2018 từ dãy Hoàng Liên Sơn, Việt Nam. Hiện tại là một loài đặc hữu của nước ta. Sau 4 năm, đánh giá về tình trạng bảo tồn loài này đã được cập nhật. Các thông tin mới nhất cho thấy loài này có vùng phân bố phủ rộng khoảng hơn 3 ngàn cây số vuông, tại 4 điểm chính trên dãy Hoàng Liên, và có thể mở rộng sang các khu vực núi cao lân cận có cùng dạng sinh cảnh. Với vùng phân bố khá hạn hẹp (so với dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ), và những tác động về thay đổi môi trường sống (canh tác thảo quả và khai thác rừng), mức độ bảo tồn của loài này được xem xét là Nguy Cấp (EN).
Những nghiên cứu tiếp theo về đời sống của loài, cũng như những hoạt động nâng cao nhận thức bảo tồn của cư dân bản địa, đồng thời các hoạt động nâng cao kĩ năng cho cán bộ bảo vệ và giám sát rừng là một trong những hoạt động thiết thực để bảo vệ loài.
Xem thêm: https://www.facebook.com/frogsoffansipan
Comments